Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 17.1.2024
Đến hẹn lại lên, vừa qua rằm tháng chạp, nhóm cơm 1.000 đồng ở Q.10 (TP.HCM) lại cùng nhau quây quần gói bánh chưng tặng bệnh nhân nghèo và người khó khăn ăn tết.Trong tiếng nhạc xuân rộn ràng, mỗi người một công đoạn, người cũ hướng dẫn người mới, tiếng cười nói rôm rả cả khu hẻm nhỏ.8 năm qua, nhóm cơm 1.000 đồng đều đặn chuẩn bị những phần cơm đầy ắp kèm các phần nhu yếu phẩm phát cho bệnh nhân phải điều trị dài ngày cùng người mưu sinh bám lấy đường phố.Từ vài thành viên chủ chốt, số thành viên nhóm nay lên hơn 50 người. Những dịp gói bánh chưng, ngoài gương mặt quen thuộc, có thêm nhiều người trong xóm, sinh viên... cùng góp sức.Từ 8 giờ sáng, nhóm kê 3 chiếc bàn, bày biện lá dong xanh mướt, thịt ba rọi ướp sẵn, nếp, đậu đã ngâm... đứng chỉ nhau cách gói. Vừa làm, mọi người vừa kể nhau nghe những câu chuyện cười làm không khí càng thêm hứng khởi.Ông Đoàn Đức Tuệ (59 tuổi) - người năm nào cũng có mặt trong các buổi gói bánh chưng cho hay, ở đây, mỗi người một công việc: người lau lá, người vo gạo, người làm bánh, người cột... theo thứ tự quy trình để mỗi chiếc bánh làm ra vuông vức, đều tăm tắp."Tôi thấy nhóm cơm 1.000 đồng rất nhân văn, giúp bệnh nhân đỡ áp lực hơn với chi phí cho một số bữa ăn. Riêng ngày tết, có chiếc bánh chưng thì mọi người sẽ cảm nhận được không khí tết hơn", ông chia sẻ.Lần đầu đến gói bánh chưng, chị Đoàn Khánh Linh (26 tuổi) cùng em gái là Đoàn Ngọc Nương (22 tuổi) hào hứng đến mất ngủ. Không giống với tưởng tượng, hai chị em gái quê Lâm Đồng bị "ngộp" vì sự nhiệt huyết, thân thiện của những anh, chị, cô, chú trong nhóm.Chị Nương cười tươi nói: "Đây là lần đầu tiên được gói bánh chưng, cũng là cơ hội tốt để em có thể góp một chút xíu xìu xiu tinh thần cùng các anh chị để mang niềm vui cho các hoàn cảnh khó khăn".Nhóm cơm 1.000 đồng năm nay gói khoảng 1.000 bánh chưng trong 3 ngày: 17, 19 và 20 tháng chạp. Chi phí vật liệu mỗi bánh dao động từ 50.000 - 60.000 đồng. Người góp của, người góp công, 1.000 chiếc bánh sau khi nấu xong, ép ráo nước sẽ được nhóm gửi tận tay bệnh nhân đang điều trị tại BV Trưng Vương và người bán vé số, thu mua ve chai quanh Q.10.Theo ông Vũ Quang Thức (55 tuổi, trưởng nhóm cơm 1.000 đồng): "Làm bánh chưng 0 đồng đã thành truyền thống của nhóm. Chúng tôi nỗ lực mang niềm vui cho mọi người trong ngày xuân sắp tới, không gì hay hơn là cái bánh chưng. Khi nhắc đến bánh chưng ai cũng có nỗi niềm, nôn nao, hào hứng. Chúng tôi làm trong hẻm, ai đi qua cũng nhìn với ánh mắt trìu mến, tôi cảm thấy vui lắm, đó là sẻ chia".Là "chủ xị", bà Ngọc Mai (53 tuổi, vợ ông Thức) đã phải rục rịch chuẩn bị lá, dây lạt, nếp, đậu... từ nửa tháng trước. Đêm trước ngày tập trung, bà Mai cũng là ngâm nếp, chuẩn bị dụng cụ để mọi người bắt tay ngay vào việc từ sáng hôm sau.Việc "bao đồng", nhưng các thành viên của nhóm ai cũng hối hả chung tay mang tết ấm no, hạnh phúc đến mọi người. Có người hàng xóm thấy không khí tươi vui đã tài trợ bữa ăn trưa, ăn xế để tiếp sức; người chạy xe ngang qua tò mò dừng lại hỏi, biết ý nghĩa chương trình, gửi nhóm chút chi phí để góp thêm vài chiếc bánh chưng.Dân mạng bức xúc tài xế ô tô lái xe kiểu '2 hàng' trên cầu
Cần thủ Đăng Nguyên vô địch giải nội bộ Báo Thanh Niên
Một phần tư thế kỷ đi gieo mầm tri thức
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Yến Nhi ‘Mắt Ngọc’: Từng nghĩ quẩn khi bị phụ tình, lâm cảnh vỡ nợ
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...